Bệnh đậu ở gà là bệnh thường gặp ở gà tuy không quá nguy hiểm nhưng vẫn có khả năng gây tử vong cao nếu không biết cách trị bệnh kịp thời. Vì vậy người nuôi gà cần thiết phải nắm bắt được những thông tin cơ bản nhất về loại bệnh này. Cũng như biết được cách phòng và điều trị bệnh đậu một cách an toàn nhất.
Bệnh đậu ở gà là gì?
Bệnh đậu gà là loại bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn gà được 25 đến 50 ngày tuổi. Khi mắc bệnh tại những vùng da không có lông của gà sẽ xuất hiện nhiều nốt đậu. Gà bị bệnh kém ăn, cơ thể yếu dễ phát sinh nhiều biến chứng khác như: mù mắt, viêm phổi…làm bệnh trở nặng dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân nào gà bị mắc bệnh đâu?
Virus Fowlpox (hay còn gọi là virus đậu gà) là tác nhân gây ra bệnh đậu ở gà. Loại virus này có khả năng đề kháng cao, chúng tồn tại rất lâu trong môi trường khắc nghiệt. Nơi trú ngụ của chúng thường ở vỏ đậu, dụng cụ chăn nuôi hay chất độn chuồng.
Virus này có khả năng lây lan chậm và lây qua các vết thương hở. Gà khỏe mạnh nh.ng trên cơ thể có vết trầy xước khi tiếp xúc với gà bị bệnh đậu sẽ nhanh chóng bị lây
Các loại côn trùng như: Ruồi, muỗi, rận… là vật trung gian truyền bệnh. Virus đậu gà có khả năng sống trong cơ thể muỗi lên đến 56 ngày và chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 50 đến 60 độ C.
Các triệu chứng xuất hiện ở gà khi mắc bệnh đậu
Bệnh đậu ở gà được chia ra làm 3 thể. Mỗi thể sẽ có những biểu hiện khác nhau, dưới đây là những biểu hiện chi tiết của gà theo từng thể:
Thể ngoài da
Thể này có thể bắt gặp trên gà ở mọi lứa tuổi. Biểu hiện của nó là những nốt mụn đậu mọc nhiều tại các vùng không có lông của gà như nào, cổ, mép, miệng, ngón chân… gây khó chịu cho gà làm gà không lấy được thức ăn từ đó ăn kém và bỏ ăn. Mụn đậu ban đầu màu trắng nhỏ sau to dần màu xám, nếu để mụn đậu vỡ rất dễ nhiễm trùng và hoại tử. Mụn khô bong vảy sẽ để lại sẹo màu hồng.
Thể niêm mạc
Thể này thường xuất hiện ở gà con.
Biểu hiện: Gà biếng ăn, khó thở, sốt. Xuất hiện một lớp màng giả ở niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa. Lớp màng này sau khi bị bóc ra sẽ để lại những vết loét đỏ lan ra mắt, mũi, làm gà ngạt thở, mù mắt, chuyển nặng có thể tử vong.
Thể hỗn hợp
Là sự kết hợp của cả 2 thể ngoài da và niêm mạc. Thường xảy ra ở giai đoạn gà được 3 đến 4 tuần tuổi. Gà khi mắc thể hỗn hợp này bệnh sẽ tiến triển rất nhanh và khả năng tử vong cao.
Phân biệt bệnh đậu với các bệnh khác
Khi bệnh đậu xuất hiện với những triệu chứng không rõ ràng, rất dễ nhầm với 1 số bệnh khác. Vì vậy cần nắm rõ cách phân biệt bệnh đậu gà với 1 số bệnh có biểu hiện gần giống.
- Bệnh viêm phế quản: Không có vết loét và màng giả ở niêm mạc họng.
- Bệnh thanh khí quản truyền nhiễm: Khả năng lây lan nhanh, ho hen kéo dài từng cơn, màng giả dễ bong.
- Bệnh nấm phổi: Màng giả xuất hiện ở nhiều nơi như họng, phổi, thành túi hơi. Tuy nhiên lớp màng giả khô, tạo thành từng điểm như những vòng tròn.
- Bệnh Newcastle: Có nhiều biểu hiện giống bệnh đậu. Khác ở điểm màng giả của bệnh Newcastle xuất hiện nhiều nhất ở dạ dày và dễ gây hoại tử.
Gà bị bệnh đậu cần điều trị như thế nào?
Bệnh do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị. Có thể cho gà sử dụng kháng sinh Amoxycol ngày 2 lần, dùng từ 3 đến 5 ngày để tránh bội nhiễm.
Các vết loét ở gà cần được sát trùng hàng ngày và bôi thuốc Xanh Methylen hoặc cồn nhẹ ngày 2 lần, sử dụng từ 3 đến 4 ngày. Gà đau mắt có thể nhỏ bằng thuốc nhỏ mắt của người.
Ngoài ra cần bổ sung thêm vitamin A, C… để tăng sức đề kháng cho gà.
Cách phòng bệnh đậu ở gà
- Cách phòng bệnh tốt nhất là cho gà tiêm vacxin. Gà từ 7 đến 21 ngày tuổi có thể cho tiêm vacxin Poxine.
- Bổ sung Vitamin A, C và các dưỡng chất cho gà để tăng sức đề kháng.
- Vệ sinh chuồng trại thường xuyên, phun khử khuẩn để loại bỏ mầm bệnh và các vật trung gian truyền bệnh như: Ruồi, muỗi, rận…
- Vệ sinh dụng cụ và các đồ dùng chứa đồ ăn nước uống cho gà.
- Không nên nuôi quá nhiều gà cùng 1 lúc, nếu có bệnh sẽ lây lan nhanh và rất khó khăn trong công tác phòng và chữa bệnh.
Bệnh đậu là bệnh thường gặp ở gà. Tuy nhiên đây là 1 bệnh không khó để phòng và điều trị. Người nuôi gà cần trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về loại bệnh này để có thể xử lý tốt khi bệnh đậu xuất hiện ở đàn gà. Làm tốt công tác phòng bệnh là điều kiện tiên quyết giúp gà có sức khỏe tốt và tránh xa được các mầm bệnh nguy hiểm. Trên đây là những kiến thức về bệnh đậu ở gà mà chúng tôi tổng hợp được, hy vọng đã giúp ích được cho người chăn nuôi. Chúc mọi người thành công.
Anh em sư kê khi thấy gà chọi bị đậu cần nhanh chóng cách ly và chữa trị. Bệnh này không quá nguy hiểm nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới chiến kê nếu quá nặng. Vì thế anh em cần theo dõi chiến kê của mình kỹ càng nhất có thể nhé! Tham khảo nhiều kinh nghiệm nuôi gà khác với Gamevui123.net ngay nào!