Gà bị sưng khớp gối không phải là một bệnh mà nó chỉ là một biểu hiện cho thấy gà đang mắc một chứng bệnh nào đó. Việc này sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng đi lại và di chuyển của gà. Thậm chí có thể làm cho gà hỏng chân nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn đọc thấy những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sưng khớp gối ở gà. Từ đó có hướng phòng tránh và điều trị kịp thời.
Vì sao gà chọi bị sưng khớp gối?
Gà chọi bị sưng khớp gối là biểu hiện của chứng bệnh viêm khớp. Khi gà bị viêm khớp sẽ đau đớn, khó chịu, việc đi lại, di chuyển gặp nhiều khó khăn. Nếu để tình trạng viêm khớp kéo dài gà sẽ không di chuyển được dẫn đến hỏng chân. Gà đau nên bỏ ăn làm suy nhược cơ thể.
- Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sưng khớp gối ở gà là do một số loại bệnh truyền nhiễm: Bệnh Gout, bệnh Gumboro, bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (hen), bệnh ký sinh trùng máu, bệnh E. Coli, bệnh CRD, bệnh tụ cầu khuẩn.
- Nguyên nhân thứ 2 có thể là do gà bị trúng gió.
- Gà bị nhiễm một số loại vi khuẩn thuộc họ Mycoplasma do di truyền từ gà bố, gà mẹ.
- Ngoài ra gà có thể bị sưng khớp gối do thi đấu hoặc tập luyện quá độ
Biểu hiện của gà bị sưng khớp gối
Người nuôi gà cần quan sát gà một cách cẩn thận. Nếu thấy gà có một trong những biểu hiện sau thì khả năng cao gà đã bị viêm khớp, cần được điều trị kịp thời nếu không bệnh sẽ chuyển nặng.
- Phần khớp gối của gà phồng to hơn bình thường, sưng đỏ, khi sờ vào chỗ sưng sẽ thấy nóng.
- Gà đi lại khó khăn, chân tập tễnh.
- Một bên chân của gà gần như bị liệt, không cử động được.
- Gà ít vận động, thậm chí nằm im 1 chỗ. Đi kèm với biểu hiện chán ăn, bỏ ăn.
- Trong trường hợp gà bị viêm khớp nặng thì không chỉ có phần gối sưng đau mà nhiều khớp khác trên cơ thể cùng sưng, thậm chí có mủ.
Cách điều trị hiệu quả cho gà chọi bị sưng khớp gối
Trong trường hợp gà bị viêm khớp do trúng gió hoặc do đi đá về bị đau thì có thể không cần dùng đến thuốc.Dùng rượu gừng xoa bóp cho gà, cho gà ở nơi ấm áp, kín gió. Gà sẽ rất nhanh hồi phục lại như bình thường.
Nếu gà bị viêm khớp do các bệnh truyền nhiễm gây ra thì phải cho gà uống thuốc. Như đã trình bày ở trên sưng khớp gối không phải là một bệnh, đây là biểu hiện khi khi gà mắc bệnh truyền nhiễm. Vì thế, không có thuốc đặc trị viêm khớp gối ở gà. Người nuôi cần xác định gà đang nhiễm bệnh gì để có phác đồ điều trị kịp thời.
Dưới đây là một số phác đồ điều trị đã được chứng minh là hiệu quả. Anh em nuôi gà có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
- Sử dụng kháng sinh tổng hợp trộn vào thức ăn hoặc hòa vào nước cho gà uống. Theo tỷ lệ 1g/1 lít nước hoặc 6 đến 8 kg thức ăn. Cho gà bổ sung thêm nước điện giải để tăng sức đề kháng và hỗ trợ quá trình điều trị được hiệu quả hơn. Liều dùng từ 3 đến 5 ngày.
- Cho gà uống Tetra 50% kết hợp với chất điện giải. Cho gà dùng cả 2 đường ăn và uống đều được. Cho gà uống thuốc từ 5 đến 7 ngày liên tiếp.
- Cho gà uống Doxy – Hencoli trong 5 ngày theo tỷ lệ 1ml/2 lít nước. Bổ sung thêm Glucozo K-C cho gà bằng đường uống. Có thể cho gà uống chung 2 loại thuốc này cùng 1 lúc. Cho gà uống thuốc trong 7 ngày.
- Hòa ENROCIN 20% vào nước cho gà uống hoặc trộn đều vào thức, kết hợp với SORBITOL – VIT để đạt được hiệu quả trị bệnh cao nhất. Cả 2 loại thuốc đều cho gà uống trong 5 ngày.
- Kết hợp TYLOVET và ORESOL cho gà uống từ 3 đến 5 ngày liên tiếp. Cả 2 loại thuốc này có thể hòa nước hoặc trộn vào thức ăn cho gà đều được.
Nếu dùng kháng sinh cho gà có thể cân nhắc 2 loại kháng sinh rất hiệu quả đó là: Tetramycin (hoặc Tetracyclin) hoặc Amoxicillin 50mg. Điều kiện cơ bản nhất là phải cho gà uống thuốc kết hợp với chất điện giải gà mới nhanh chóng bình phục. Quá trình điều trị nên cho gà bổ sung thêm các loại vitamin C, D, B1… Cần tham khảo ý kiến của cán bộ thú y trước khi sử dụng thuốc cho gà.
Một số biện pháp phòng tránh cho gà bị sưng khớp gối
Hiện tượng sưng khớp gối ở gà chủ yếu là do các bệnh truyền nhiễm gây nên. Vì vậy người nuôi gà cần nắm rõ 1 số biện pháp phòng tránh sau để giảm thiểu khả năng mắc bệnh cho gà.
- Cho gà tiêm đầy đủ vacxin phòng bệnh.
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, khu vực sinh sống của gà. Tiêu độc khử trùng bằng thuốc sát khuẩn.
- Vệ sinh đồ dùng ấp trứng, lò ấp để loại trừ khả năng vi khuẩn lây từ gà mẹ qua lớp vỏ đi vào phôi thai hoặc tấn công vào gà con khi vừa nở.
- Cho gà ăn uống đủ chất, cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu giúp gà được tăng cường sức đề kháng.
Anh em nuôi gà chọi cần lưu ý xác định rõ nguyên nhân mắc bệnh của gà dẫn đến tình trạng sưng khớp gối. Từ đó mới có phương hướng điều trị cho đúng. Không nên lạm dụng thuốc sẽ rất hại gà nhưng cũng không được chủ quan nếu không sẽ làm hỏng chân gà. Chúc anh em vận dụng tốt những phác đồ điều trị mà chúng tôi đưa ra ở trên, để các chú gà luôn khỏe mạnh và dũng mãnh.
Vấn đề gà chọi bị sưng khớp gối có thể do tác động ngoại lực hoặc tổn thương phần mềm như gân cơ. Hoặc cũng có thể do bệnh lý nào khác mà chúng ta phải tìm hiểu. Anh em nên cẩn thận theo dõi kỹ càng để đảm bảo tốt nhất cho chiến kê của mình. Chia sẻ cách chữa gà chọi sưng khớp gối xuống bên dưới để anh em cùng thảo luận với VUi123 nào!