Hiện tượng gà chọi bị rút gân luôn làm cho các sư kê vô cùng lo lắng. Đây không phải hiện tượng hiếm gặp và cũng gây nguy hiểm cho gà. Nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ làm hỏng chân gà, để lại dị tật và gà rất khó có thể thi đấu trở lại. Vì vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị tình trạng rút gân cho gà sao cho hiệu quả nhất nhé.
Vì sao gà chọi bị rút gân?
Khi gà thấy gà bị rút gân các sư kê sẽ rất đau đầu để nghĩ cách chữa cho gà. Nhưng các sư kê có biết vì sao gà bị rút gân không?
- Gà bị chấn thương khi tập luyện và thi đấu: Gà đi đá bị đối thủ tấn công mạnh hoặc vận động, di chuyển nhiều có thể ảnh hưởng tới gân. Đặc biệt đối với gà chưa đủ tuổi để thi đấu nhưng nhiều sư kê vẫn muốn đốt cháy giai đoạn tăng cường độ tập luyện. Sức khỏe và thể chất của gà không đáp ứng được cường độ tập luyện khả năng bị rút gân rất cao. Đối với gà chưa đủ tuổi và cả gà đã đủ tuổi các sư kê cần tìm ra những phương án tập luyện phù hợp, đừng để gà dính chấn thương trong quá trình tập luyện, sẽ vô cùng đáng tiếc.
- Gà bị ngã đau cũng dễ bị rút gân. Quá trình chạy nhảy gà có thể vấp ngã hoặc gà bật nhảy với độ cao vượt quá khả năng, tiếp đất có nền cứng, tất cả đều làm cho gà có thể bị rút gân.
- Gà bị trúng gió: Di chứng để lại sau khi gà bị trúng gió là rút gân, méo miệng, nặng thì gà có thể bị liệt, hơn nữa là tử vong.
- Gà đạp mái quá nhiều: Với một số anh gà trống được cho đạp mái quá nhiều sẽ bị mất sức, rút gân… Lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gà, gà gầy gò mất khả năng thi đấu.
- Một nguyên nhân khác mà không thể không nhắc đến đó là gà bị rút gân bẩm sinh. Nếu gà bị rút gân vì một trong những lý do kể trên thì vẫn có khả năng điều trị và khắc phục được. Nhưng đối với gà bị rút gân bẩm sinh thì gần như là không chữa khỏi được.
Hướng dẫn cách điều trị cho gà chọi bị rút gân hiệu quả nhất
Khi đã biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng rút gân ở gà chọi. Các sư kê hãy ngay lập tức tìm ra phương pháp điều trị cho gà, tránh để tình trạng chuyển nặng.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Cho gà ăn những thực phẩm giàu canxi và vitamin như: Giun, dế, thịt bò… Ăn kèm với các loại rau xanh như: Cà chua, giá, rau muống…ngoài ra nên cho gà ăn thêm trứng vịt lộn 2 lần 1 tuần, ăn vào buổi trưa, không nên ăn vào buổi tối sẽ làm cho gà bị tăng cân.
Thực hiện om bóp cho gà
Có nhiều sư kê cho rằng ở giai đoạn này không nên om bóp cho gà. Nhưng có một số người lại khuyên nên om bóp cho gà hàng ngày. Riêng với chúng tôi thì cho rằng không nên om bóp khi gà còn đang đau, để tình trạng rút gân được cải thiện phần nào mới thực hiện om bóp. Lưu ý ngay sau khi phát hiện gà bị rút gân nên thực hiện ngâm chân cho gà vào nước lạnh, sau đó dùng nước ấm để xoa bóp chân cho gà để gân cốt của gà được mềm và thư giãn hơn. Thực hiện om bóp tốt nhất là dùng rượu nghệ rất tốt cho gân cốt của gà.
Áp dụng chế độ tập luyện phù hợp
Chế độ tập luyện ở giai đoạn này có vai trò quyết định đến khả năng phục hồi của gà. Vì vậy các sư kê cần đưa ra được một chương trình tập luyện thật phù hợp. Trong khoảng 2 tuần đầu tập trung tăng cường dinh dưỡng để cải thiện thể lực cho gà. Để gà vận động tự do. Sau khi thấy gà đã khỏe hơn bắt đầu cho gà vào chế độ tập luyện.
- Những bài bật nhảy, đập cánh chỉ thực hiện ở độ cao 10cm, sau mới tăng dần lên 20, 30 cm. Các sư kê nâng gà lên độ cao phù hợp sau đó thả tay để cho gà đập cánh và tự tiếp đất.
- Một bài tập đặc trưng cho gà bị rút gân đó là cho gà đeo thêm tạ vào chân trong quá trình vận động vào di chuyển. Việc này có tác dụng phục hồi gân cốt cho gà rất tốt. Trọng lượng của mỗi quả tạ ban đầu khá nhẹ sau sẽ được tăng dần.
- Bài tập quen thuộc với gà là chạy lồng. Cả khi gà khỏe hay gà bị chấn thương cũng vẫn cần cho gà chạy lồng nhưng mức độ và thời gian chạy là khác nhau. Với gà bị rút gân chỉ cho chạy lồng khoảng 5-10/phút một ngày. Sau đó mới dần dần tăng thêm thời lượng.
- Khi gà gần khỏi mới cho gà vần đòn vần hơi ở mức độ nhẹ nhàng, lưu ý bịt mỏ và cựa gà để tránh chấn thương.
Cho gà uống thuốc
Nên để cho gà phục hồi tự nhiên với chế độ chăm sóc riêng và các bài tập phù hợp là tốt nhất. Nhưng nếu sư kê muốn gà phục hồi nhanh và hạn chế đau đớn cho gà thì có thể cho gà uống thuốc tăng gân gối. Loại thuốc này bán rất phổ biến trên thị trường, anh em có thể tìm mua khá dễ dàng.
Một số biện pháp phòng tránh tình trạng bị rút gân ở gà chọi
Để tránh trình trạng gà bị rút gân, anh em cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Lựa chọn bài tập cùng cường độ phù hợp với từng độ tuổi của gà.
- Không nên ép gà chưa đủ tuổi tập luyện nặng và thi đấu quá sớm.
- Chuồng trại cho gà phải được vệ sinh sạch sẽ, tránh gió lùa nhất là vào mùa đông để gà không bị trúng gió.
- Cho gà ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho gà một nền tảng thể lực tốt, hạn chế bệnh vặt và chấn thương.
- Không cho gà đạp mái quá nhiều, đặc biệt là trước khi thi đấu không cho đạp mái.
Gà chọi bị rút gân là tình trạng không một sư kê nào mong muốn. Để điều trị dứt điểm cho gà không phải là việc làm đơn giản và nhanh chóng. Cần rất nhiều thời gian và lâu công. Vì thế anh em cần hết sức kiên trì để chăm sóc cho gà vào giai đoạn này. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp mang lại cho các chiến kê một sức khỏe tốt hơn.
Nhìn chung đã liên quan tới gân cơ thì nó lâu hồi phục. Chẳng may đứt dây chằng hay tương tự như thế thì khó có thể phục hồi. Cầu thủ đá bóng y học tiên tiến mổ nhưng phong độ khó đạt lại như đỉnh cao. Chính vì thế anh em nên chuẩn bị sẵn tâm lý cho phần này nhé. Còn nếu anh em nào đã từng bị gà chọi bị rút gân thì hãy comment cách chia sẻ nào!