Càng gà đá lâu năm thì càng dễ bị cựa. Đây là hiện tượng thường gặp sau khi gà đi đá về. Vì vậy đã là một sư kê chuyên nghiệp thì cần phải có kiến thức cơ bản về việc chăm sóc gà bị cựa. Nếu anh em nào chưa thực sự thuần thục cách chăm sóc cũng như chưa biết dùng thuốc cho gà như thế nào là tốt nhất. Hãy theo dõi và tham khảo những thông tin mà chúng tôi đưa ra ở phần dưới của bài viết.
Gà bị cựa là hiện tượng gì?
Gà bị cựa ở nhiều nơi còn gọi là gà bị tang. Thường xuất hiện sau khi gà đi đá về và hay gặp ở gà đá lâu năm. Gà bị dính cựa thường xảy ra các trường hợp: Gãy xương, bầm tím, co quắp ngón chân hay ngất xỉu. Các hiện tượng này nếu không điều trị ngày sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến gà.
Cách xử lý khi gà bị cựa
Nếu đã nhận biết được độ nguy hiểm và hậu quả khôn lường khi gà bị dính cựa. Anh em cần nắm chắc các bước xử lý ở phần dưới đây.
Xử lý vết thương gà bị dính cựa
- Kiểm tra thương tích của gà, vệ sinh sạch sẽ vết thương, đặc biệt là vết thương hở. Dùng bông tăm loại bỏ bụi bẩn, chất cặn bã ở phần bị dính ở cựa .
- Nếu là vết bầm tím thì có thể xoa dầu hoặc cho gà dùng thuốc giảm đau.
- Lưu ý giữ ấm cho gà, cho gà nằm ở nơi kín gió, để đảm bảo sức khỏe.
- Với những chú gà bị cựa ở đầu thì cần phải vạch mỏ gà rạch một đường nhỏ ở dưới lưỡi để nặn hết máu bầm tích tụ. Nhớ là rạch nhỏ thì sau này vết rạch sẽ tự liền.
- Có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị cho gà bị cựa. Lựa chọn bài thuốc tương ứng với từng loại thương tích.
- Ngoài ra nếu nhận thấy gà bị nặng, có dấu hiệu mệt mỏi thì cần phải cho gà uống thuốc kháng sinh. Kháng sinh sẽ ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm một cách hiệu quả.
Chăm sóc gà bị cựa
- Chuẩn bị chuồng gà phải sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt kín gió vì lúc này cơ thể gà khá yếu, gặp gió rất dễ nhiễm bệnh.
- Cho gà nghỉ ngơi thoải mái, không nên ép gà ăn ngay lúc đó. gà mệt mỏi không muốn ăn nếu ăn cũng rất dễ nôn. Khi gà khỏe hơn có thể cho ăn nhẹ nhàng: Cơm nóng, cháo, rau xanh. bổ sung một ít các thực phẩm chứa đạm: Cá, lươn, trạch…
- Với trường hợp gà bị gãy xương, ngón chân co quắp thì nên cho gà ăn những thực phẩm giàu canxi.
Gà bị cựa cho uống thuốc gì mau khỏi?
Gà bị dính cựa có nhiều cách để điều trị cho gà. Có thể sử dụng các bài thuốc dân gian với những chấn thương không quá nặng hoặc đơn chấn thương. Nếu gà bị nặng, dạng đa chấn thương thì nên sử dụng thuốc tây y.
Sử dụng bài thuốc dân gian
- Dùng nước cua đồng xay: Đặc biệt hiệu quả với những trường hợp gà bị chấn thương bên trong. Nhất là gà bị gãy xương hay quắp ngón chân, vì trong nước cua có rất nhiều canxi.
- Sử dụng hoa đu đủ vò nát: Cách làm này được áp dụng với gà bị thương ở mắt. Hoa đu đủ sau khi vò nát sát trực tiếp lên vùng mắt. Để kiềm chế sự viêm nhiễm mở rộng cũng làm vết thương nhanh lành hơn.
- Ngoài ra với những vết bầm tím cũng có thể sử dụng dầu xanh để xoa bóp cũng rất hiệu quả.
Cho gà dùng thuốc tây y
Ngoài các phương pháp chữa theo dân gian kể trên, anh em cũng nên tham khảo các điều trị cho gà bị cựa bằng thuốc tây y mà cụ thể là kháng sinh. Dùng kháng sinh thích hợp khi gà bị cùng lúc nhiều loại chấn thương, thương tích nặng. Sẽ có hiệu quả nhanh hơn dùng thuốc dân gian, giúp gà giảm đau nhanh.
Loại kháng sinh được dùng phổ biến nhất cho gà là Amoxicilin. Đây là một loại kháng sinh tổng hợp, lành tính điều trị hiệu quả nhiều bệnh trên gà:
- Điều trị dứt điểm các triệu chứng liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp.
- Các bệnh lý về phổi, tụ huyết trùng…
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, các bệnh do vi khuẩn E.coli, Enterobacter… gây ra.
- Đặc biệt hiệu quả khi điều trị các chứng bệnh mãn tính, dùng qua nhiều phương pháp điều trị khác mà không khỏi.
Cho gà uống liên tục từ 3 đến 5 ngày theo hướng dẫn để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Những điểm cần lưu ý khi chăm sóc gà bị cựa
Khi chăm sóc gà bị cựa, nếu muốn đạt hiệu quả tốt nhất, ngoài việc áp dụng các cách làm ở trên, anh em còn cần phải lưu ý đến những vấn đề sau.
- Không nên om bóp, vần gà khi bị cựa. Nên để cho gà có thời gian nghỉ ngơi, sau khi bình phục thì mới thực hiện.
- Với gà bị gãy xương, đặc biệt là gãy cánh thì phải tiến hành nẹp cố định phần bị gãy. Xương gà nhanh lành nhưng nếu không được nẹp định hình thì sau khi liền xương vẫn sẽ để lại dị tật. Cho gà ở trong chuồng chật hẹp để hạn chế đi lại, hạn chế đập vỗ cánh. Nẹp khoảng 1 tháng thì có thể bỏ ra, cho gà tập các bài tập nhẹ nhàng, tập vỗ cánh. Nếu thấy gà có thể hoạt động lại bình thường thì vẫn có thể cho gà đi thi đấu. Còn nếu thể trạng của gà không được như trước thì chỉ dùng để cản mái. Trong quá trình nẹp xương cho gà bổ sung canxi để có thể bình phục nhanh hơn.
- Quá trình điều trị cho gà bị cựa cần đảm bảo các điều kiện về tiệt trùng, kỹ thuật. Bố trí chuồng trại cẩn thận, sạch sẽ, kín gió. Như vậy mới tạo được điều kiện tốt nhất cho quá trình điều trị và phục hồi chấn thương cho gà đạt hiệu quả cao.
Điều trị cho gà bị cựa không khó. Anh em mới vào nghề chưa có kinh nghiệm có thể tham khảo và thực hiện theo những kiến thức chúng tôi tổng hợp ở phần trên của bài viết. Chỉ cần lưu ý thực hiện cẩn thận, chú trọng yếu tố vệ sinh, kỹ thuật. Như vậy là đã có thể chăm sóc tốt cho chiến kê của mình. Nếu anh em có kinh nghiệm chăm sóc gà bị cự nào hay, hãy cùng nhau chia sẻ nhé.
Nhìn chung khi đi đá về không thể tránh khỏi những chấn thương của chiến kê được. Do vậy anh em cần chú ý vấn đề này và theo dõi kỹ càng. Khi thấy gà bị cựa, bị tang nên tìm cách chữa sớm nhất nhé!