Gà Bị Gãy Chân Phải Làm Sao Ổn Áp Nhất?

Gà bị gãy chân là một dạng chấn thương thường gặp ở gà đặc biệt là gà đá. Muốn gà nhanh bình phục cần biết cách xử lý chuyên nghiệp ngay khi gà bị gãy chân. Đồng thời áp dụng chế độ chăm sóc đặc biệt cho gà. Để sức khỏe của gà được ổn định, vết gãy không để lại dị tật, gà có thể nhanh chóng giao chiến trở lại.

Gà bị gãy chân có tự liền được không?

Các cụ ta có câu: “Chó liền da gà liền xương” để nói về khả năng hồi phục nhanh ở chó khi bị thương ở da và ở gà khi bị gãy xương. Do đó có thể hiểu rằng xương gà rất nhanh liền khi bị gãy. Tuy nhiên tùy vào từng con gà sẽ có thời gian bình phục khác nhau. Nhưng đối với gà chọi, gà đá thì không nên để xương tự liền. Để tránh ảnh hưởng đến khả năng thi đấu sau này của gà, cần cho gà chụp x quang và bó bột cẩn thận.

Gà đá bị gãy chân phải làm sao?
Gà đá bị gãy chân phải làm sao?

Gà gãy chân bao lâu thì khỏi?

Gà bị gãy chân nếu được chữa trị đúng cách, chăm sóc cẩn thận thì chỉ từ 3 đến 4 tuần là gà sẽ khỏe mạnh bình thường. Nhưng nếu gà có sức khỏe kém thì cần thời gian bình phục lâu hơn.

XEM THÊM:  Vì Sao Gà Bị Tím Mồng? Cách Điều Trị Gà Tím Mào Hiệu Quả

Đối với chiến kê cần theo dõi sát xao trong suốt quá trình điều trị chấn thương. Chụp chiếu trước và sau khi bó bột để đảm bảo vết gãy không để lại dị tật sau này. Sau khi xương liền chỉ nên cho gà tập luyện nhẹ nhàng trở lại, không nên cho tập với cường độ cao. Để gà nhanh chóng quay lại thi đấu “giục tốc bất đạt” mà rất có thể bạn sẽ mất đi 1 chiến kê tốt. Cho gà khoảng thời gian 2 tháng vừa điều trị chấn thương vừa tập luyện trở lại là tốt nhất.

Cách xử lý khi gà bị gãy chân

Ngay sau khi gà bị gãy chân nếu áp dụng phương pháp xử lý chuyên nghiệp sẽ rất có lợi cho quá trình bình phục về sau của gà

Xác định vị trí gãy

Thao tác đầu tiên cần thực hiện đó là xác định chính xác vị trí xương gà bị gãy. Sau đó tiến hành các biện pháp sơ cứu. Để thuận tiện hơn cho quá trình băng bó, cần nhẹ nhàng cạo sạch phần lông quanh vị trí gãy và vệ sinh sạch sẽ. Tránh để gà bị nhiễm trùng hoặc lông gà bết dính vào chỗ gà bị thương.

Cách xử lý khi gà bị gãy chân

Cố định xương gãy

Có thể cho gà sử dụng thuốc giảm đau nếu gà bị thương nặng. Sau đó dùng đá chườm vào chỗ gãy xương liên tục trong khoảng 15 phút. Đắp muối vào chỗ bị thương rồi dùng nẹp và băng cố định lại tránh để gà di chuyển xương sẽ bị xô lệch. Thay băng ngày 3 lần sáng, chiều, tối đến khi gà hồi phục. Lưu ý dùng băng gạc y tế không dùng băng chun sẽ thít chặt gây nghẽn mạch máu. Quấn băng vừa phải không nên quấn quá chặt làm thịt chỗ băng bị chết.

XEM THÊM:  Cách Xem Chân Gà Chọi Chính Xác Nhận Ra Thần kê

Tiến hành bó bột

Nếu các sư kê cẩn thận có thể cho gà chụp X Quang phần xương gãy rồi tiến hành bó bột. Có thể mua bột chuyên dụng về tự bó cho gà nhưng để yên tâm hơn có thể đưa gà đến các cơ sở thú y. Tại đây các bác sĩ thú ý làm việc chuyên nghiệp và nhanh gọn, xử lý vết thương chỉ trong khoảng 15 đến 30 phút. Vết gãy được xử lý đúng cách khả năng phục hồi sẽ nhanh hơn.

Cách xử lý khi gà bị gãy chân
Bó bột cho chiến kê bị gãy chân

Chăm sóc gà bị gãy chân

Muốn gà hồi phục nhanh, việc chăm sóc gà cũng cần hết sức chú trọng. Tốt nhất nên có 1 chế độ chăm sóc đặc biệt dành riêng cho gà trong giai đoạn này.

Chuẩn bị chuồng trại cho gà

Cần chuẩn bị cho gà bị gãy chân 1 chiếc chuồng mới nếu có điều kiện. Nếu sử dụng lại chuồng cũ cần vệ sinh sạch sẽ chuồng tránh để gà bị nhiễm trùng vết thương. Gia cố lại chuồng để đảm bảo 2 yếu tố chuồng có diện tích nhỏ, chật chội 1 chút càng tốt và có sàn bằng phẳng. Nhắm mục đích cho gà hạn chế di chuyển và bật nhảy ảnh hưởng không tốt đến chỗ bị gãy xương.

Chế độ dinh dưỡng giúp gà nhanh hồi phục

Trong khoảng thời gian này có thể giảm lượng thức ăn của gà xuống do gà không phải vận động nhiều. Tuy nhiên trong khẩu phần ăn cần tăng cường bổ sung rau xanh và chất đạm. Một số loại thức ăn như: Thịt bò, trứng, lươn, tôm, tép… rất tốt cho quá trình hồi phục của gà.

XEM THÊM:  Gà Chọi Thái Lan Phẩm Chất Tốt Không?

Chăm sóc gà bị gãy chân

Trông nom gà cẩn thận

Cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe của gà trong giai đoạn bị gãy chân. Nếu có biểu hiện bất thường, mệt mỏi, chỗ xương gãy bị sưng tấy hay viêm nhiễm cần cho gà đến cơ sở thu ý để kiểm tra. Hạn chế cho gà di chuyển và vận động mạnh sẽ ảnh hưởng đến khả năng thi đấu lại của gà.

Tháo băng cho gà

Nhận thấy gà đi lại dễ dàng hơn có thể tháo băng cho gà. Tùy vào mức độ hồi phục của gà thời gian tháo băng có thể dao động từ 2 đến 3 tuần sau khi bị chấn thương. Lưu ý việc tháo băng chỉ để giúp gà vẫn động được dễ dàng hơn vì thời điểm này gà chưa bình phục hoàn toàn. Vẫn phải hạn chế cho gà vận động, di chuyển nhiều, các bài tập cho gà cũng cần nhẹ nhàng vừa sức.

Gà đá bị gãy chân là chuyện bình thường
Gà đá bị gãy chân là chuyện bình thường

Chấn thương xảy ra với các chiến kê là điều không một sư kê nào mong muốn. Nhưng cùng không nên quá lo lắng, bình tĩnh tìm ra cách xử lý tốt nhất sẽ giúp gà chiến bình phục nhanh. Gà bị gãy chân nhiều người cho rằng nếu có bình phục cũng khó có thể thi đấu tốt trở lại. Nhưng thực tế nếu các sư kê áp dụng phương pháp điều trị đúng cách như ở trên đã đưa ra khả năng gà thi đấu được trở lại rất cao. Nếu chăm sóc tốt gà ổn định sức khỏe, phong độ sung mãn còn có thể thi đấu tốt hơn cả khi chưa chấn thương.

Gà đá bị gãy chân là điều không ai muốn. Tuy nhiên Vui123 nhà cái hy vọng rằng anh em có thêm kinh nghiệm để xử lý và chăm sóc sao cho phù hợp nhất nhé!

ĐÁNH GIÁ post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *