Gà đá bị gãy cánh được coi là một trong số những chấn thương nặng nhất có thể xảy ra với gà. Ở vào tình huống này các sư kê đều vô cùng lo lắng. Để giúp các sư kê có thể xử lý chấn thương và chăm sóc gà được tốt hơn. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cách để nuôi gà bị đá gãy cánh nhanh bình phục nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!
Gà bị gãy cánh nguyên nhân do đâu?
Gà gãy cánh có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do 2 nguyên nhân chính.
- Gà bị gãy cánh do đi đá về: Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ phần trăm rất cao.
- Trường hợp còn lại là gà gặp sự cố, tai nạn trong quá trình nuôi dưỡng như: Xói bội, bị chó vồ, bị chọi đá…
Cần biết chính xác nguyên nhân gà bị gãy cánh. Xác định chấn thương gà gặp phải nặng hay nhẹ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Giúp gà hồi phục nhanh và không để lại dị tật.
Sử dụng thuốc cho gà bị gãy cánh một cách hợp lý
Gà bị gãy cánh nếu có chữa lành cũng không thể bình phục được 100% như trước. Thời gian điều trị cho gà là khá lâu khoảng từ 2 đến 3 tháng. Tuy nhiên vết thương cũng sẽ rất dễ bị gãy lại đặc biệt là đối với gà già, yếu.
Có một loại thuốc mà các sư kê thường truyền nhau để sử dụng cho gà khi bị gãy cánh là Vimefloro F.D.P có tác dụng làm giảm đau, tiêu sưng, hạ sốt, kích thích gà ăn uống tốt hơn.
- Gà bị thương năng có thể tiêm thuốc này liên tiếp trong 5 ngày.
- Gà bị thương nhẹ thì chỉ cần tiêm trong 3 ngày.
Liều sử dụng là 1cc/2kg, liều lượng có thể thay đổi dựa theo cân nặng của gà.
Phương pháp xử lý khi gà bị gãy cánh
Để xử lý tốt khi gặp trường hợp gà bị gãy cánh, cần thực hiện đúng và đủ các bước sau sẽ mang lại hiệu quả cao nhất đối với các chiến kê không may gặp chấn thương.
Xác định vị trí gãy xương
- Bước đầu tiên cần xác định chính xác vị trí gà bị gãy cánh, sau đó làm sạch lông tại vị trí đó tạo thành khoảng trống 2cm là đủ. Việc đó sẽ thuận tiện hơn cho quá trình sơ cứu.
- Gà bị gãy cánh rất đau nên cần cho gà sử dụng ½ viên thuốc giảm đau.
- Dùng đá chườm liên tục vào vị trí gãy xương trong vòng 15 phút.
- Đắp muối lên chỗ gãy sau đó cố định là bằng nẹp và băng.
- Thay băng ngày 3 lần sáng, chiều, tối. Không dùng băng chun sẽ thít chặt cánh gà làm máu không lưu thông được. Dùng băng gạc và lưu ý băng vừa phải không băng chặt sẽ làm thối phần thịt bị băng.
Tháo băng kếp hợp om bóp cho gà
Sau khi băng bó từ 2 đến 3 tuần có thể tháo băng cho gà. Tháo xong không nên thả gà ra những vùng đất rộng, nhiều cây cối, bờ rào gà sẽ nhảy lên. Vết thương mới liền không nên bay quá cao rất dễ bị gãy lại.
Sau đó kết hợp om bóp cho gà bằng rượu thuốc hoăc rượu nghệ để gà hồi phục sức khỏe.
Sau khi gà thay lông có thể cho gà tập luyện trở lại và thi đấu bình thường.
Cách chăm sóc gà khi bị gãy cánh
Gà bị gãy cánh sẽ rất đau dẫn đến chán ăn từ đó thể trạng suy yếu, ốm bệnh, sụt cân. Vì vậy các sư kê ngoài việc chữa trị chấn thương còn cần hết sức chú ý đến chế độ chăm sóc riêng cho gà. Để gà có thể lực tốt và duy trì được phong độ sau chấn thương.
Kiểm tra sức khỏe cho gà
Kiểm tra sức khỏe cho gà trước và sau khi bị chấn thương. Cần chắc chắn rằng gà đang hồi phục bình thường. Nếu thấy gà có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, vị trí chấn thương sưng tấy, viêm nhiễm cần cho gà đến ngay các cơ sở thú ý để kiểm tra.
Chuẩn bị nơi ở cho gà
Khi gà bị gãy cánh nên cho gà ngủ trong giỏ để gà không vẫy vùng và vỗ cánh. Hoặc có thể nuôi nhốt gà trong chuồng chật khoảng 1 tuần để hạn chế vận động. Chuồng trại cần kín gió và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Không nên nhốt chung gà với những con gà chiến khác, chúng sẽ mổ, đá… gà bị thương làm vết thương sẽ lâu lành hơn.
Lưu ý: Gà bị gãy cánh cần tuyệt đối tránh để gà bị hoảng loạn, sợ sệt, khi đó chúng sẽ vỗ cánh loạn xạ làm chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Chế độ dinh dưỡng dành riêng cho gà bị chấn thương
Trong giai đoạn gà bị chấn thương khẩu phần ăn ngoài thóc, ngô cần bổ sung thêm rau xanh và các loại mồi khác. Gà bị thương rất biếng ăn nên cho gà ăn kết hợp: Thịt bò, tôm, tép, sò huyết … để sung thêm canxi, tăng cường sức khỏe giúp gà phục hồi nhanh hơn.
Sau khi gà bình phục có thể giảm lượng tôm tép… trong khẩu phần ăn của gà để tập trung phát triển cơ, giảm mỡ. Áp dụng chế độ dinh dưỡng khác để gà chuẩn bị tập luyện và thi đấu trở lại.
Cách chăm sóc gà bị gãy cánh đòi hỏi sư kê cần có nhiều kinh nghiệm đồng thời phải hết sức cẩn thận. Bởi cánh là 1 bộ phận rất quan trọng với gà chiến. Nếu không may gà bị lệch cánh hoặc sau khi liền xương để lại dị tật thì thật đáng tiếc. Hi vọng với những phương pháp điều trị chấn thương được cung cấp ở trên sẽ giúp anh em chơi gà có được những kiến thức tốt nhất để vận dụng vào quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc chiến kê.
Nếu là một chiến kê có tài anh em đừng tiếc tiền đem gà mang ra các phòng khám thú y để check và kiểm tra nhé. Họ sẽ xử lý gà đá bị gãy cánh cực nhanh mà chuyên nghiệp. Đôi chút thông tin gửi tới anh em từ kinh nghiệm của nhà cái Vui123 !